Close
(0) items
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
CHUYÊN MỤC
    Filters
    Tùy Chọn
    Tìm kiếm

    Kỹ Thuật Cấy Tạo Trầm

    GIỚI THIỆU CÂY DÓ BẦU TRỒNG

            Tự hào vùng đất Bồng Sơn - Hoài Nhơn - Bình Định nơi tôi sinh ra và lớn lên trên nghề Trầm của gia đình, là vùng đất không nổi tiếng như thủ phủ về Trầm Hương - Khánh Hòa. Một vùng đất mà nơi đó những người mua bán Trầm - Kỳ ở xứ Vạn Giã - Khánh Hòa những thập niên 90 ( ông: Bảy Lang, Tám, Dạ...) từng ở thu mua Kỳ Nam được khai thác ở những vùng núi cao như: Kim Sơn - Hoài Ân, An Lão... Hiện nay, những thế hệ sau vẫn nối nghiệp cha ông tìm Trầm thiên nhiên nơi “rừng thiên nước độc” và nhiều nguy hiểm tiềm ẩn nhưng Trầm thiên nhiên đã cạn kiệt.

            Trước nguy cơ cây Dó bầu bị xóa sạch ở những cánh rừng Việt Nam do con người khai thác một cách không thương tiếc, những người yêu đất yêu rừng và đã từng gắn bó với cây Dó bầu ý thức được tầm quan trọng của việc trồng cây Dó bầu để bảo tồn loài tài nguyên quý giá này. Với nhiều cách khác nhau như: tự vào rừng tìm nhổ những cây Dó con về trồng ở vườn nhà hoặc mua lại của những thợ điệu (người vào rừng đi tìm Trầm); những địa phương đi đầu trong việc nuôi trồng cây Dó bầu: Hoài Ân, An Lão - Bình Định, Hương Khê - Hà Tĩnh, Tiên Phước - Quãng Nam, Bảy Núi - An Giang, Phú Quốc - Kiên Giang… Cùng với sự tiến bộ của Khoa học Kỹ thuật nên việc chăm sóc, bảo vệ nguồn gen và cấy tạo Trầm hương trên cây Dó bầu bước đầu đem lại kết quả khả quan và mang lại lợi ích kinh tế cao từ việc trồng cây Dó bầu để tạo trầm. Tiếng lành đồn xa, phong trào trồng cây Dó bầu dâng cao trong người dân cây Dó được trồng ở vườn nhà ngày càng nhiều; nhờ có chính sách giao đất, giao rừng cho người dân của nhà nước ta nên người dân đã mạnh dạn trồng cây Dó đang xen với các cây có giá trị kinh tế khác như: tiêu, điều, cà phê, cam, xà cừ…

            Ngày nay, trên cả nước từ Bắc tới Nam cây dó bầu được người dân trồng cả trăm ngàn ha và nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân mua bán, cung cấp, tư vấn cấy tạo Trầm và nhiều cơ sở ly trích tinh dầu ra đời.

    KỸ THUẬT KHOAN VÀ XỬ LÝ TẠO TRẦM TRÊN CÂY DÓ TRỒNG

    1.       ĐỐI TƯỢNG
    •   Cây Dó bầu trồng trong vườn nhà từ 8 năm trở lên.
    •   Cây có đường kính trung bình D = 20 cm, cao 5 m trở lên.
    •   Có thể xử lý cấy tạo Trầm quanh năm nhưng tốt nhất là trước mùa mưa phụ hay mùa mưa chính.
    1.       CÁCH TIẾN HÀNH

          Dùng khoan cầm tay chạy bằng điện có gắn mũi khoan gỗ đường kính d=10 mm, khoan sâu vào cây dó khoản 7 - 8 cm nhưng không được xuyên tâm với độ nghiêng một góc 5 – 10 độ.

          Khoan thành từng cụm, mỗi cụm có 2 lỗ khoan, cách nhau 1cm. Các cụm  cách nhau theo chiều ngang , chiều dọc thân cây cách nhau khoản 7 – 10 cm.

    Điểm xuất phát của lỗ khoan bắt đầu từ sát gốc và mật độ lỗ khoan thưa ở gốc, dày ở thân và giảm dần tới ngọn. Những cây già có mật độ khoan dày hơn cây non và ngược lại.

         Dùng chai nhựa 500 ml đựng dung dịch tạo Trầm, nắp chai có gắng đầu van hở, chiều dài 4 cm, đường kính 5 mm, cho dầu van vào lỗ khoan rồi nghiêng chai với góc nghiêng 30 độ, bóp nhẹ chai chứa dung dịch tạo Trầm đến một lượng vừa đủ rồi dừng.

         Với cách  làm trên với cây cao 5m trở lên và đường kính trung bình 20 cm trở lên, khoan khoản 200 cụm trở lên

    •   Thời gian khai thác: Sau khi cấy tạo 1,5 – 2 năm là khai thác được.

    Kỹ Thuật Cấy Tạo Trầm